Ốm nghén khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ có bầu. Điều này sẽ được biểu hiện bởi việc buồn nôn và biếng ăn. Triệu chứng này sẽ phổ biến trong ba tháng đầu mang thai, đôi khi còn lâu hơn. Nôn nghén khi mang thai khi trở nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ. Thậm chí các mẹ bầu phải nhập viện. Vậy các biểu hiện của việc thai nghén là gì? Mẹ bầu cần làm gì để có thể giảm nghén khi mang thai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biện pháp giảm triệu chứng ốm nghén này. Và mang đến cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Nguyên nhân gây triệu chứng nghén khi mang thai
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng nghén vẫn chưa được xác định. Và tùy từng thai phụ mà mức độ nghiêm trọng ốm nghén cũng khác nhau. Một số giả thuyết cho rằng là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể mẹ. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone làm chậm hệ tiêu hóa. Khiến thức ăn trong dạ dày không bị tiêu hóa và đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.
Các yếu tố có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng ốm nghén
- Lần mang thai đầu tiên.
- Sinh đôi hoặc sinh ba.
- Mang thai bé gái.
- Đã từng bị ốm nghén nặng trong thai kỳ trước đây.
- Từng dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen trước khi mang thai.
- Thể trạng yếu, quá mệt mỏi.
- Béo phì (chỉ số BMI ≥ 30).
- Căng thẳng, dễ xúc động.
Biểu hiện nghén của mẹ khi mang thai
Các triệu chứng của ốm nghén thường xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt là khi có sự kích thích mùi vị trong thực phẩm như thịt, cá còn tươi,… Thai phụ sẽ có cảm giác buồn nôn và vô cùng khó chịu. Trong trường hợp này, nếu thai phụ ói quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng.
Đồng thời, ốm nghén cũng khiến mẹ bầu ăn không ngon miệng. Khiến mẹ bầu bị sụt cân vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Chẳng những thế, mẹ bầu sẽ luôn bị hoa mắt và chóng mặt. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự mệt mỏi và thiếu năng lượng của thai phụ trong giai đoạn nghén.
Những bà bầu nào dễ bị ốm nghén?
Tình trạng nghén khi mang thai xảy ra ở hầu hết sản phụ nhưng với tính chất khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải. Những bà bầu có những điều dưới đây là nhóm pụ nữ có nguy cơ cao bị nghén hơn:
- Bà bầu mang thai lần đầu.
- Bà bầu quá béo, thừa cân.
- Người có biểu hiện thai nghén nặng ở những lần mang bầu trước đó.
- Bà bầu mang song thai hoặc đa thai.
- Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi.
Phân loại mức độ nghén khi mang thai của mẹ
Ôm nghén thông thường – mức độ bình thường
Hầu hết 80% các bà bầu đều bị nghén dạng này. Trong quá trình mang thai, bà bầu sẽ dễ bị thai hành và luôn cảm thấy mệt mỏi do các cơn nôn ói. Nhưng tình trạng này cũng không kéo dài quá lâu và ở một mức độ vừa phải. Chính vì thế mà bà bầu sẽ không bị sút cân. Sau khoảng 12 đến 20 tuần thai hoặc sớm hơn thì biểu hiện nôn ói cũng giảm dần.
Ốm nghén nặng – mức độ hiếm gặp ở các mẹ bầu
Chỉ có khoảng từ 1-1,5% những mẹ bầu gặp tình trạng nghén nặng khi mang thai. Trong thời gian này, việc nôn ói sẽ xảy ra với tần suất nhiều lần và rất trầm trọng. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa đã bị nôn hết ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Và cũng như là sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ. Việc ăn và ói ra liên tục khi bị ốm nghén sẽ khiến các bà mẹ sụt cân đi rất nhiều. Từ đó xảy ra các hiện tượng chóng mặt và cơ thể dần trở nên yếu đuối.
Tình trạng này có thể bắt đầu từ tháng thứ 3 sau khi mang thai và có thể kéo dài đến khi sinh ra. Khi xảy ra tình trạng ốm nghén nặng khi mang thai. Nên mang bà bầu đến cơ sở y tế để kiểm tra thăm khám. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu cũng như là nước tiểu để phát hiện ra những nguyên nhân gây ốm nghén nặng. Vì đây là tình trạng hiếm gặp khi mang thai. Sau đó sẽ chẩn đoán và đưa ra những biện pháp làm giảm chứng nôn ói của mẹ bầu.
7 bí quyết giảm ốm nghén khi mang thai cho chị em
Sự thật thì hầu hết các mẹ bầu để phải trải qua giai đoạn khá gian nan và cực khổ. Chính vì thế, sau đây sẽ là một số những cách làm giảm triệu chứng cho mẹ bầu có thể thoải mái hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Để tránh tình trạng nôn mửa, hãy tránh xa những thực phẩm có mùi tanh như cá sống, thịt sống,.. giúp các mẹ bầu có thể đỡ đi phần nào mệt mỏi. Một cách khác để tránh buồn nôn đó chính là chia nhỏ bữa ăn ra và không nên để bụng trống. Ngoài ra, nên sử dụng các thực phẩm ít đường, giàu chất xơ cũng như là ít béo như cơm, bánh mì, cháo,.. Nếu muốn thai nhi phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì hãy bổ sung các thực phẩm như trứng, sữa,.. vì giàu protein.
Giảm ốm nghén – Kết thân với gừng
Trong thời gian thai nghén, mẹ bầu nên thêm vài lát gừng vào món ăn hàng ngày. Món mứt sấu với gừng sợi, kẹo gừng hay trà gừng. Hoặc đơn giản nhất là gừng tươi giã nát đun sôi với nước và mật ong,… Là những gợi ý không tồi cho bạn trong thời gian ốm nghén đấy.
Thư giãn tâm trí
Hãy nghỉ ngơi thật nhiều và tránh làm các việc nặng vì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới thai nhi. Bên cạnh đó, hãy ngủ đủ giấc và tránh lo âu để sức khỏe của mẹ bầu tốt hơn – một điều rất cần thiết khi mang thai.
Vai trò của người chồng lúc này cực kỳ quan trọng. Không chỉ chăm sóc về mặt sức khỏe, người chồng còn phải chăm sóc cả về mặt tinh thần. Trò chuyện cùng vợ sẽ giúp vợ có tâm lý thoải mái, không bị căng thẳng do nghén khi mang thai.
Khi ốm nghén tuyệt không nên để bụng đói
Rất nhiều bà bầu buồn nôn, khó chịu nên thường biếng ăn hay để bụng đói. Sự thật là khi bị đói mẹ càng sẽ có cảm giác muốn ói nhiều hơn. Vì vậy giải pháp là các chị bầu có thể chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ. Mỗi bữa ăn không quá no để cơ thể vẫn có đầy đủ năng lượng. Mà lại không còn cảm giác đầy bụng gây nôn mửa khó chịu nữa.
Hạn chế đồ chiên, xào dầu mỡ chứa nhiều chất béo
Thức ăn chiên, xào đầy dầu không chỉ là những món ăn ẩn chứa nguy cơ ung thư cao. Mà còn làm tăng các triệu chứng ốm nghén ở sản phụ. Mặt khác những đồ ăn này cũng chứa các chất béo xấu. Gây hại cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi trong bụng. Vì vậy với bà bầu bị nghén, đồ ăn chiên xào hay thức ăn nhanh cần hạn chế nghiêm ngặt.
Ăn bữa nhẹ trước khi đi ngủ
Việc ăn nhẹ chút trái cây hay 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu bổ sung năng lượng. Ổn định lượng đường trong máu suốt khoảng thời gian dài chìm trong giấc ngủ ngon. Với bà bầu việc ăn thêm bữa phụ rồi mới đi ngủ sẽ làm tránh được hiện tượng nôn nghén vào sáng sớm hôm sau đấy.
Tập luyện hợp lý điều độ
Ngoài nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Thì chế độ tập luyện thể dục chính là bí quyết giảm ốm nghén hiệu quả dành cho bầu. Thực tế, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,… Vừa tăng cường sức khỏe mẹ bầu, tăng sử dẻo dai của các cơ vùng hông, khung chậu. Vừa giúp tinh thần mẹ thoải mái giảm các hiện tượng ốm nghén. Những mẹ bầu lười vận động sẽ thấy ốm nghén nhiều hơn và mệt mỏi, mất sức hơn. Thậm chí dễ bị trầm cảm.
Lưu ý là khi tập luyện, các chị em nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng như đi bộ để thư giãn, yoga dưỡng sinh cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể nhanh nhẹn, khỏe khoắn hơn.
Đối với mẹ bầu bị ốm nghén nặng
- Đôi khi sẽ cần truyền dung dịch muối vào tĩnh mạch để cân bằng lượng điện giải.
- Thuốc kháng axit sẽ là một lựa chọn hiệu quả khi mà nó giúp dạ dày hạn chế sản xuất axit. Dẫn đến không còn bị ói mửa trong lúc ốm nghén khi mang thai.
- Nếu cần mẹ nên hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng cũng như là bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ giúp tình trạng sức khỏe của các mẹ bầu phát triển tốt cũng như có một thai nhi khỏe mạnh.
Với các dấu hiệu và biện pháp khắc phục trên, mong các mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai sẽ không còn quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện theo các bước trên là có thể đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi phát triển đầy đủ. Chúc các bạn luôn thoải mái và khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai!