HomeChuyển Dạ & Sinh NởKhóc nhiều khi mang thai có ảnh hưởng đến...

Khóc nhiều khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai là khoảng thời gian khó khăn và mệt mỏi của hầu hết các mẹ bầu. Chính vì thế, việc tủi thân, khó chịu và muốn khóc của các mẹ bầu là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc dễ xúc động của bà bầu sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình mang thai ở đây. Vậy những lý do gì khiến phụ nữ khi mang thai lại khóc nhiều? Việc này ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ khóc khi mang thai

Dưới đây là những lý do phổ biến nhất làm cho thai phụ hay khóc:

  • Sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ: Đây là thủ phạm chính chịu trách nhiệm trong việc gây nên cảm xúc mãnh liệt ở thai phụ. Nồng độ cao hơn của cả estrogen và progesterone trong tam cá nguyệt đầu tiên là nguyên nhân gây ra sự thay đổi tâm trạng thất thường này. Vì đây là sự thay đổi đột ngột, các mẹ bầu không thể thích nghi kịp thời. Nên việc dễ khóc, dễ cáu kỉnh là chuyện dễ dàng xảy ra.
  • Căng thẳng khi mang thai: Khi mang thai mẹ bầu hay suy tính về những dự định tương lai. Tiền học cho con, cách nuôi con như thế nào?,… Điều này sẽ càng dễ khiến mẹ bầu căng thẳng, áp lực và vô cùng mệt mỏi. Mẹ bầu có thể lo lắng quá độ cho bé con của mình nên việc thay đổi tâm trạng thất thường là chuyện hiển nhiên.
  • Mặc cảm về bản thân: Những mặc cảm về sự thay đổi về làn da, vóc dáng cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ khóc nhiều khi mang thai.
  • Những yếu tố khác: Sự lo lắng và mệt mỏi cùng với những suy nghĩ bộn bề về cuộc sống sẽ khiến mẹ bầu cực kỳ stress. Sự dồn nén, tích tụ cùng những sự thay đổi cảm xúc sẽ khiến mẹ bầu mau nước mắt nhiều hơn.

Khóc nhiều khi mang thai cũng là triệu chứng bệnh trầm cảm

Mặc dù thay đổi cảm xúc dẫn đến áp lực khiến phụ nữ khi mang thai dễ khóc là một chuyện rất bình thường. Nhưng khóc nhiều cũng là một triệu chứng dễ gặp ở bệnh trầm cảm. Các mẹ bầu cần tham khảo những triệu chứng của bệnh trầm cảm dưới đây để xem mình có nguy cơ mắc bệnh không nhé:

  • Khó tập trung vào mọi công việc.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Không còn hứng thú với những việc yêu thích.
  • Có ý nghĩ xấu, làm hại bản thân và người xung quanh.
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.

Nếu bạn có những biểu hiện trên kéo dài từ 2 tuần đến 3 tuần thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Khóc nhiều khi mang thai có ảnh hưởng thế nào?
Khóc nhiều khi mang thai có ảnh hưởng thế nào?

Khóc nhiều khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

Khóc với tần suất ít sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khóc quá nhiều trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ chịu những tác động tiêu cực.

Sinh non hoặc em bé nhẹ cân

Những vấn đề sức khỏe tâm thần lo lắng, khó chịu và khóc nhiều sẽ dễ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Chính vì thế, mẹ bầu sẽ không thể tự chăm sóc tốt cho bản thân, ăn không đủ chất khiến thai nhi không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Mẹ bầu sẽ không chú ý đến nhiều thứ nên nhiều lúc sẽ bỏ quên mất những việc quan trọng cần làm cho thai nhi khiến thai nhi phát triển không đầy đủ.

Bé biết nói muộn, tự kỷ hoặc tăng động quá mức

Mang thai vốn dĩ không phải là một việc dễ dàng, chính vì thế mẹ bầu sẽ khó tránh những chuyện mệt mỏi. Sự căng thẳng kéo dài của mẹ bầu khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol – loại hoocmon sẽ qua nhau thai và cơ thể bé. Sự gia tăng đột ngột của hoocmon này sẽ gây hệ quả vô cùng không tốt cho trẻ. Trẻ sẽ có nguy cơ bị tự kỷ, chậm nói hay nguy hiểm hơn là nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mẹ khóc nhiều khi mang thai, con có nguy cơ bị trầm cảm

Thai nhi được sinh ra từ những bà mẹ trầm cảm dễ có nguy cơ gặp phải vấn đề tương tự khi trưởng thành. Ngoài ra, bé cũng có thể gặp khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc cá nhân.

Trẻ có thể thiếu dinh dưỡng, còi cọc nếu mẹ khóc nhiều khi mang thai

Khi khóc, mẹ bầu sẽ nạp vào ít lượng oxy hơn bình thường. Cộng với việc chán ăn và bỏ bữa sẽ khiến trẻ không được đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, khiến trẻ chậm phát triển.

Ảnh hưởng đến tính cách của trẻ

Mẹ bầu hay khóc, bực dọc hoặc cảm thấy không hài lòng về nhiều chuyện. Cũng có tác động không ít đến tính cách của đứa trẻ. Các chuyên gia tâm lý học nhận thấy trẻ sinh ra từ những người mẹ có thái độ tiêu cực sẽ ít hòa đồng và mở lòng với mọi người. Mối quan hệ của hai mẹ con cũng sẽ khó gắn kết được như bình thường.

Thường xuyên trò chuyện sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn
Thường xuyên trò chuyện sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn

Bí quyết cải thiện việc khóc khi mang thai

Bạn không thể hoàn toàn kiểm soát những thay đổi của nội tiết tố. Tuy nhiên, bạn có thể thử những cách này để giảm bớt những cảm xúc tiêu cực khi mang thai:

  • Ngủ đủ giấc – cách hiệu quả và an toàn nhất. Mẹ bầu hãy cố gắng ngủ đủ giấc, ít nhất 7-9 tiếng mỗi đêm. Việc ngủ quá ít có thể làm tăng mức độ căng thẳng và áp lực của bản thân.
  • Hoạt động thể chất nhẹ nhàng – hãy chọn những bộ môn nhẹ nhàng và thư giãn. Ví dụ như yoga để có thể cải thiện sức khỏe tinh thần cho mẹ bầu một cách tốt nhất.
  • Tâm sự và trò chuyện cùng những mẹ bầu khác. Khi bạn trò chuyện với những mẹ bầu khác. Bạn có thể nhận được những lời khuyên vô cùng hữu ích. Giúp cho bạn thư giãn rất nhiều.
  • Không nên suy nghĩ và gây áp lực lên bản thân. Để chuẩn bị đón chào em bé ra đời là một việc cần thời gian lâu dài và vất vả. Tuy nhiên, bạn đừng cảm thấy áp lực. Gia đình, bạn bè và người bạn đời của bạn sẽ hỗ trợ và giúp đỡ bạn một cách tốt nhất.

Vừa rồi là nguyên nhân, cách giải quyết và độ ảnh hưởng của việc mẹ bầu khóc khi mang thai. Mang thai là một quá trình gian nan, vất vả và áp lực nhất. Hầu hết mỗi người phụ nữ phải trải qua. Hãy luôn lạc quan và hướng về phía trước! Mọi chuyện tốt đẹp sẽ diễn đến với bạn!

- Advertisement -

Worldwide News, Local News in London, Tips & Tricks

- Advertisement -