Đau dạ dày là một trong những biểu hiện dễ dàng gặp phải khi các mẹ bầu mang thai. Tuy nhiên, đây thực sự là một điều không tốt, cần được chữa ngay. Nếu để bệnh đau dạ dày phát triển lâu dài sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sức khoẻ của mẹ bầu. Vậy những dấu hiệu nào để biết mẹ bầu đang bị bệnh đau dạ dày? Cách chữa an toàn và hiệu quả dành cho mẹ bầu là cách gì?
Vì sao mẹ dễ bị đau dạ dày khi mang thai?
Dưới đây là một số tác nhân gây đau dạ dày ở bà bầu:
- Ốm nghén: Mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa. Kích thích dạ dày co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị và gây đau dạ dày.
- Nội tiết tố bất ổn: Progesterone tăng lên bất thường có thể khiến nhu động ruột giảm, làm tăng áp lực ổ bụng và gây kích thích dạ dày. Lúc này dạ dày có xu hướng bài tiết nhiều dịch axit, co bóp quá nhiều sẽ thường xuyên phát sinh cơn đau.
- Tử cung giãn nở: Từ tháng thứ 4 thai kỳ, thai nhi phát triển lớn dần lên. Tư cung của mẹ cũng giãn nở hơn để đảm bảo đủ không gian cho thai nhi phát triển. Hoạt động này vô tình làm tăng áp lực lên bụng, gây kích thích dạ dày và ống hậu môn.
- Thói quen ăn uống: Thai phụ có thể bị đau dạ dày do tăng số lượng thực phẩm trong bữa ăn một cách đột ngột, ăn quá nhiều trái cây có vị chua. Thường xuyên ăn khuya, uống cà phê, rượu bia,…
- Tâm trạng căng thẳng, lo âu: Căng thẳng có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh não – ruột khiến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp và tiết axit quá mức.
Biểu hiện của bệnh đau dạ dày khi mang thai
Có những triệu chứng đau dạ dày khác nhau thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén ở thai phụ. Các dấu hiệu này sẽ giúp thai phụ xác định rõ ràng hơn liệu mình có đang gặp phải bệnh đau dạ dày không.
Buồn nôn, ợ chua hay ợ nóng
Buồn nôn nhẹ là một trong những dấu hiệu của ốm nghén. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu cho đó là điều bình thường. Tuy nhiên đây cũng chính là dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.
Nóng rát dạ dày
Thông thường, bất cứ ai bị đau bệnh dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và cảm giác nóng rát ở dạ dày. Các mẹ bầu thường sẽ có tình trạng này từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
Đau dạ dày ở thai phụ
Từ khoảng thời gian tuần thứ 7 với tuần thứ 8, dạ dày của mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Những cơn đau sẽ dần dần xuất hiện ngay ở hõm dưới xương ức và trên rốn (được gọi là thượng vị). Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quằn quại nhất khi đói bụng hoặc sau khi ăn. Ngoài ra, cơn đau nằm ở phía bên trái rốn cũng là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.
Phân lẫn máu – triệu chứng nguy hiểm
Trong trường hợp chảy máu ở dạ dày thì khi đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân có màu đen. Triệu chứng này rất ít khi xuất hiện, nhưng nếu mẹ bầu gặp phải thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Chướng bụng do đau dạ dày khi mang thai
Đây chính là triệu chứng của việc tiêu hóa chậm thức ăn ở dạ dày. Điều này gây nên do bệnh viêm loét dạ dày.
Chán ăn ở mẹ bầu
Đây có lẽ là một trong những dấu hiệu không tốt đối với các mẹ bầu. Người bị đau dạ dày thường ảnh hưởng đến khẩu vị nên dẫn đến việc chán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể này suy nhược, mệt mỏi. Nếu triệu chứng này kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé!
Cách chữa bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang bầu
Có rất nhiều cách khác nhau để có thể giúp mẹ bầu hạn chế được các triệu chứng mà bệnh dạ dày gây ra:
Thay đổi chế độ ăn hợp lý
Cách xây dựng thói quen ăn uống hợp lý là một cách rất hữu dụng cho việc trị bệnh đau dạ dày ở phụ nữ khi mang thai:
- Tránh các thực phẩm và đồ uống gây kích ứng lên dạ dày: rượu, bia, nước ngọt có gas,…
- Không nên tăng lượng thức ăn nhiều hơn một cách đột ngột. Các mẹ bầu cần cân nhắc từng giai đoạn của thai kỳ. Để bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ giúp các mẹ thêm khỏe mạnh và thai nhi phát triển ổn định.
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra từ 4-5 bữa một ngày. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hoá.
- Nên ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và tránh vận động mạnh sau khi ăn.
- Ưu tiên sử dụng các món ăn nêm nếm ít gia vị, mềm lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hoá nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng.
- Bổ sung nước, vitamin, chất xơ đầy đủ cho cơ thể. Tác dụng của việc bù nước và cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ giúp giảm đau dạ dày và ngăn ngừa táo bón.
Thói quen sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng có thể cải thiện bệnh dạ dày bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Trong thời gian đầu, thai phụ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi sinh lý. Say khi làm việc thì các mẹ bầu nên nghỉ ngơi để giải tỏa stress và căng thẳng không nên có.
- Khi tử cung phát triển, mẹ bầu nên ngưng công việc và dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Làm việc trong khoảng thời gian này sẽ khiến các mẹ bầu dễ bị stress. Điều này sẽ dẫn đến việc căng thẳng đầu óc và kích thích bệnh đau dạ dày trở nặng.
- Giải tỏa căng thẳng bằng việc nghe nhạc, đọc sách. Tập luyện thể dục với cường độ nhẹ, phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu.
Chữa bệnh đau dạ dày khi mang thai bằng thảo dược
- Nghệ và mật ong – công thức chữa bệnh dạ dày được sử dụng vô cùng phổ biến. Nghệ có khả năng trung hòa dịch vị. Giúp tái tạo ổ viêm loét và thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hoá. Mật ong có tác dụng chống viêm và tăng tái tạo niêm mạc cũng như kháng khuẩn mạnh. Hai thứ này kết hợp lại sẽ khiến cho bệnh đau dạ dày ở mẹ bầu giảm đau nhanh chóng.
- Trà gừng ấm – một loại trà vừa giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày,… Còn mang lại những chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Nước nha đam – một loại thực phẩm giúp thải độc gan, thanh lọc cơ thể. Hỗ trợ kiểm soát cơn đau dạ dày một cách hiệu quả.
Ngoài các mẹo trên, còn một số những loại thảo dược giảm đau hiệu quả bệnh dạ dày ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải cẩn trọng khi áp dụng. Vì một số loại thảo dược này có thể gây ra những bệnh không tốt dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Trên đây là những biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả bệnh dạ dày ở phụ nữ mang thai. Đây thực sự là những cách vô cùng hiệu quả được áp dụng bởi rất nhiều người. Tuy nhiên, chỉ áp dụng những cách này khi mẹ bầu bị đau nhẹ. Nếu mẹ bầu có những cơn đau dữ dội, cần đưa ngay đến các trạm y tế gần nhất! Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để có một thời gian mang thai hạnh phúc nhé!