Cân nặng trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt luôn được rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi vì cân nặng lúc mới sinh phản ánh sự phát triển sau này của bé. Vậy cân nặng khi mới sinh của trẻ bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn? Nhẹ cân hay thừa cân ở trẻ sơ sinh khi lọt lòng có thể gây ra những nguy cơ gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ.
Vì sao cần đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh?
Khi con yêu sinh ra thì chiều cao, cân nặng là cơ sở thể hiện sự phát triển của con khi còn trong bụng mẹ. Đặc biệt là cân nặng trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm. Cân nặng của trẻ mới sinh góp phần chẩn đoán 1 số bệnh hay dự đoán nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sau này.
Ví dụ trẻ cân nặng trên mức bình thường có nguy cơ được sinh ra từ bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Như vậy trẻ có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh. Hạ đường huyết sau sinh sẽ kéo theo các hiện tượng khác như suy hô hấp, khó thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Ngoài ra trẻ còn có các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh: béo phì, đái tháo đường, ung thư,…
Nếu cân nặng của trẻ sơ sinh được coi là nhẹ cân có thể dẫn đến nhiều nguy cơ. Ví dụ như suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất trí tuệ, hệ miễn dịch yếu. Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh trầm cảm, lo âu sau này. Trí não kém phát triển, kém thông minh hơn so với trẻ có cân nặng chuẩn.
Lưu ý khi đo chiều cao cân nặng của bé
1. Mẹ cần chú ý gì khi đo chiều cao của bé
Bé dưới 3 tuổi mẹ có thể đo ở tư thế nằm ngửa.
Trước gia đoạn dậy thì, chiều cao bé trai đa số sẽ nhỉnh hơn chiều cao bé gái. Điều này là bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé.
Chiều cao của bé được đo chính xác nhất là vào buổi sáng đó mẹ.
2. Một vài lưu ý khi đo cân nặng trẻ sơ sinh
Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã khoảng 300-400gr nữa mẹ nha.
Giống như chiều cao, trước khi dậy thì cân nặng bé trai thường sẽ lớn hơn bé gái.
Khi đo cân nặng của trẻ, để kết quả chuẩn xác nhất thì mẹ nên đo sau khi bé đi vệ sinh.
Các thông tin chung về chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ 0 – 2 tuổi
1. Cân nặng trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường?
Cân nặng trẻ sơ sinh được sinh đủ tháng trung bình rơi vào khoảng từ 2,5 đến 3,8kg.
4 ngày tuổi: Cân nặng của bé giảm xuống khoảng 5 đến 10% so với lúc mới sinh ra. Nguyên nhân là do bé bị mất nước và dịch cơ thể khi bài tiết.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 300g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ phát triển đến gấp đôi so với lúc mới chào đời.
6 tháng đến dưới 1 tuổi: Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Trong giai đoạn này, bé nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
Khi con yêu tròn 1 tuổi: sự tăng trưởng và phát triển của không nhanh như giai đoạn trước.
Từ 2 tuổi trở đi, cân nặng trung bình tăng từ 2-3kg/năm cho đến khi trẻ dậy thì.
2. Trẻ cao bao nhiêu là phát triển bình thường?
Em bé mới ra đời thường dài trung bình 40-50cm.
3 tháng đầu sau sinh trẻ phát triển rất nhanh thường chiều dài cơ thể tăng khoảng 3cm/1 tháng. Từ 1 đến 6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2-3c cm. Từ 7 đến 12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng.
Năm bé 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều cao của em bé bắt đầu chậm lại, trung bình mỗi năm chỉ được 10-12 cm.
Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng bình quân 5-7 cm mỗi năm.
Các yếu tố tác động đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh
1. Gien di truyền – yếu tố phổ biến nhất
Có thể nói con cái là sự kết hợp giữa bố và mẹ, em bé ra đời sẽ có đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố di truyền có một tác động không nhỏ ( chiếm 23%) đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan của trẻ.
2. Sức khỏe của bà bầu trong thai kỳ và khi cho con bú
Trong thời kỳ mang thai, giữa cơ thể mẹ bầu và trẻ có sự gắn kết mật thiết. Chế độ dinh dưỡng cũng như là tâm lý của mẹ bầu sẽ là yếu tố quyết định cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao của bé.
Về mặt thể chất, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA sẽ có được nguồn sữa chất lượng. Góp phần giúp bé phát triển tốt hệ xương và cơ bắp từ đó tăng sức đề kháng. Cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhờ vậy cũng sẽ phát triển hơn.
Về mặt tâm lý, phụ nữ khi mang thai thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu, buồn phiền,… Có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, phát triển thể chất và đặc biệt là kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.
3. Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống:
Ngoài gien di truyền một trong những yếu tố quan trọng với chiều cao cân nặng của bé đó là dinh dưỡng và môi trường xung quanh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng quá trình phát triển thể chất ở trẻ cũng bị ảnh hưởng. Tác động đến mật độ xương và độ chắc khỏe răng, kích thước các cơ quan bên trong cơ thể bé yêu.
Bên cạnh đó, nếu môi trường nơi trẻ sống bị ô nhiễm không khí, nguồn nước hay tiếng ồn, thì sự phát triển của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
4. Sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ
Đối với em bé từ khi chào đời cho đến giai đoạn dậy thì, sự gần gũi của bố mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tâm snh lý và cảm xúc ở trẻ.
5. Các bệnh lý mãn tính
Chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng khá lớn từ các bệnh lý mãn tính, khuyết tật hay phẫu thuật mà trẻ gặp phải. Đồng thời, sự phát triển về tâm sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và chậm trễ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh.
Một số nguyên nhân khiến cân nặng trẻ sơ sinh không đạt chuẩn
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân
Trẻ sinh non sinh sớm. Thời gian trong bụng mẹ chưa đủ để trẻ phát triển toàn diện đầy đủ vì vậy khiến trẻ bị nhẹ cân.
Mẹ bầu mang đa thai (sinh đôi, sinh ba,…) trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị nhẹ cân.
Mẹ bị tiền sản giật sẽ làm giảm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng vận chuyển đến nhau thai qua cuốn rốn làm cho trẻ sơ sinh bị nhẹ cân khi vừa lọt lòng.
Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.
Bệnh lý bẩm sinh chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh tim, tiểu đường bẩm sinh.
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sinh ra bị thừa cân
Nguyên nhân hàng đầu được xác định khi trẻ sơ sinh mắc bệnh thừa cân là do mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Khi mẹ mắc bệnh này sẽ khiến cho thai nhi tăng cân nhiều trong tử cung. Đặc biệt ở những thai phụ tăng từ 13kg trở lên trong lúc mang thai dễ sinh con bị thừa cân.
Trước khi mang thai mẹ bị thừa cân béo phì thì trẻ cũng có nguy cơ bị thừa cân hơn so với trẻ bình thường.
Bảng tiêu chuẩn chiều cao – cân nặng trẻ sơ sinh mới nhất 2021
Chắc hẳn đối với các mẹ bỉm không gì tốt hơn là con yêu cao lớn, thông minh và khỏe mạnh. Chính vì vậy, bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng dưới đây là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ mẹ nhận biết được tình trạng sức khoẻ và thể chất của con yêu. Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn là việc cần làm của mẹ..
Dưới đây là Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng mới nhất 2021 của cả bé trai và bé gái, các mẹ nên lưu lại một bảng để tiện theo dõi cho bé yêu nhé.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho bé trai
Bảng tiêu chuẩn của BYT 2021.
Bảng chỉ số chiều cao – cân nặng bé gái chuẩn
Bảng tiêu chuẩn của bé gái 2021.
Thông tin trên được Hội Nhi khoa Việt Nam công bố tại buổi họp báo khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những năm qua, việc đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền, nhất là thành phố và nông thôn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Trong đó, báo động là tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TP.HCM là 22,7%.
Nếu mẹ lo lắng con yêu bị thừa cân hay thiếu cân, hãy nói chuyện với bác sĩ. Chuyên gia sẽ cho mẹ biết tốc độ phát triển của con như thế nào. Trong trường hợp cần thiết, họ sẽ lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp cho bé yêu. Qua kế hoạch này chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp mẹ bỉm xác định số lần ăn mỗi ngày, lượng thức ăn cần thiết cho bé.
Bên cạnh việc phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Mẹ cũng đừng quên quan tâm, chăm chút đến đời sống tinh thần và sức khỏe trí tuệ của con yêu nhé! Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận biết sự phát triển của bé. Và từ đó có thể kiểm soát tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì ở con yêu.