Các loại rau thường được biết là rất tốt cho quá trình mang thai. Nhưng không phải bất cứ loại rau nào phụ nữ mang bầu cũng có thể ăn được. Bởi có khi chúng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé con trong bụng. Vậy bà bầu kiêng ăn rau gì? Trong bài viết dưới đây, Memangbau.com sẽ liệt kê ra 7 loại rau bà bầu phải kiêng trong quá trình mang thai. Để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi và của chính mẹ bầu luôn ổn định.
Các dưỡng chất có trong rau tốt cho mẹ bầu
Để biết bà bầu nên ăn rau gì cần dựa vào các chất dinh dưỡng có trong rau xanh. Cụ thể là:
Beta carotene
Beta carotene được biết đến như là tiền chất của vitamin A. Đây là một trong những hợp chất quan trọng giúp ngăn chặn mù lòa, tăng đề kháng cho cơ thể,… Đối với phụ nữ mang thai, Beta carotene đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Bà bầu bổ sung đầy đủ nhóm chất này sẽ đảm bảo cho nhu cầu phát triển nhanh của bào thai. Và cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể mẹ mang thai. Ngoài ra, Beta carotene cũng giúp phát triển các tế bào mô cơ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi một cách tốt nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vào giai đoạn thời kỳ mang thai, phụ nữ thường rất dễ bị thiếu hụt vitamin A. Đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt hay 3 tháng đầu thai kỳ. Do lúc này sự phát triển của thai nhi vô cùng nhanh, nên đòi hỏi thể tích máu của mẹ bầu cũng cần nhanh chóng tăng lên. Việc bổ sung hợp chất Beta carotene trong giai đoạn thai nghén rất quan trọng. Nếu không, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé.
Một điều rất đặc biệt là hợp chất Beta carotene chỉ xuất hiện trong thực vật. Vì vậy, để cung cấp đủ lượng chất này mẹ bầu nên tích cực sử dụng rau, củ, quả. Các loại rau có màu xanh đậm như: rau diếp, cải xoăn, củ cải, cải xoong,… là nhóm thực phẩm giàu Beta carotene.
Kali
Kali là khoáng chất đặc biệt quan trọng trong thời gian phụ nữ mang thai. Giúp duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể mẹ ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra yếu tố này cũng hỗ trợ sự hình thành và phát triển ống thần kinh ở bào thai.
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những sản phụ được cung cấp đầy đủ Kali sẽ ít gặp phải các tình trạng chuột rút ở chân khi mang thai hơn những người thiếu hụt kali. Cần khoảng 4,7 gram Kali mỗi ngày cho nhu cầu dinh dưỡng với các mẹ bầu. Bạn có thể lựa chọn bổ sung loại khoáng chất này ở các rau như: rau chân vịt, rau bó xôi, cải cầu vồng.
Axit Folic
Axit Folic là chất rất quan trọng với sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây chính là nhóm chất giúp hình thành ống tủy sống của bào thai và ngăn ngừa các dị tật thai nhi bẩm sinh. Đặc biệt, ở giai đoạn mang bầu phụ nữ cần lượng Axit Folic lớn gấp 4 lần so với bình thường. Phụ nữ mang thai cần được bổ sung khoảng 400 mg Axit Folic mỗi ngày.
Do đó, thai phụ cần chú ý điều này để có thể bổ sung đúng và đủ lượng Axit Folic cần thiết. Các bác sĩ chuyên khoa sản khuyến cáo rằng, thời điểm tốt nhất để bổ sung Axit Folic. Đó chính là khoảng thời gian 3 tháng trước khi có thai.
Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau xà lách, nấm,… là những loại rau giàu Axit Folic lý tưởng cho bà bầu.
Chất xơ
Không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn cản và giảm bớt tình trạng táo bón. Hiện tượng vốn rất thường gặp ở chị em phụ nữ mang thai. Chưa dừng lại ở đó, khi cơ thể mẹ được bổ sung chất xơ đầy đủ. Lúc đó mẹ bầu sẽ có thể kiểm soát cân nặng hiệu quả. Và đồng thời giảm thiểu tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ hay các vấn đề tim mạch ở sản phụ.
Mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung chất xơ với các loại rau như: bông cải xanh và trắng, rau chân vịt, hoa atiso, cải brussels,…
Sắt
Sắt rất quan trọng cho nhiều quá trình vận hành của cơ thể. Đặc biệt là quá trình vận chuyển ô-xy trong máu. Đó là chất cấu tạo nên huyết sắc tố. Và chính huyết sắc tố này cấu tạo thành hồng cầu – được sản sinh trong tủy xương. Huyết sắc tố chiểm tỉ lệ 70% lượng sắt trong cơ thể, 20% trong các tế bào cơ, đặc biệt trong myoglobine.
Chúng ta đều nghĩ rằng phần lớn chất sắt đến từ thịt, trứng, cá,… Nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy chất sắt không chỉ có trong thịt, trứng. Mà còn xuất hiện rất nhiều trong một số loại rau củ. Cụ thể như: rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, cải chíp, cải thìa,…
Bà bầu kiêng ăn rau gì?
Bên cạnh những nhóm dưỡng chất cần thiết cùng những loại rau lành tính. Thì bà bầu cũng cần kiêng ăn các loại rau dưới đây. Vì chúng có thể bất lợi cho sức khỏe mẹ và bé, tăng nguy cơ gây sảy thai, sinh non!
Rau sam (rau đắng) – gây sảy thai
Rau sam là một loại rau cực dễ trồng và có tính chất hàn. Rau sam thường được sử dụng để làm các món canh thanh nhiệt, giải độc, trừ giun. Nhưng với thai phụ thì nó gây kích thích tử cung.
Rau ngót – làm sảy thai, tiêu chảy
Từ lâu đến nay, ông bà xưa thường khuyên các chị em khi mang bầu không được ăn rau ngót. Vì sẽ dẫn đến mẹ bầu bị tiêu chảy, xuất huyết, thậm chí là sảy thai. Không chỉ như vậy, khoa học cũng chứng minh trong loại rau thơm ngon dễ nấu này có chứa hàm lượng chất Papaverin. Gây nên hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung hay hiện tượng tiêu chảy. Nếu mà thai phụ ăn quá nhiều rau ngót sẽ gây sinh non, sảy thai.
Bà bầu kiêng ăn rau gì? – Chùm ngây
Trong y học dân tộc, rau chùm ngây được đánh giá là một loại “thần dược”. Bởi nó chứa nhiều giá trị dinh dưỡng quý, khối lượng dưỡng chất khổng lồ. Nếu vậy vì sao loại rau này lại không dành cho phụ nữ mang thai? Lý do là trong chùm ngây có chứa lượng lớn hormone alpha-sitosterol. Hormone này có tác dụng chính là ngừa thai, co thắt cổ tử cung, khiến tử cung co trơn gây sảy thai.
Do vậy, trong thời kỳ mang thai chị em nhớ tránh xa ngay loại rau “lợi bất cập hại” này ngay đi nhé!
Rau má
Vốn được biết đến là loại rau lành tính, rau má có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm mát và đẹp da nên rất được chị em phụ nữ yêu thích. Không chỉ dùng để ép nước, rau má cũng có thể chế biến món ăn. Vừa thanh lọc làm mát gan, vừa cung cấp thêm dưỡng chất cho chúng ta.
Tuy nhiên, đó là với những phụ nữ bình thường. Phụ nữ mang thai khi ăn rau má nên cẩn thận. Vì trong rau má chứa nhiều chất làm giảm khả năng thụ thai và dẫn đến thai lưu, cùng nhiều biến chứng sức khỏe khác cho mẹ bầu 3 tháng đầu.
Bà bầu kiêng ăn rau gì? – Rau răm
Đối với người Việt, rau răm là loại rau quen thuộc, được dùng kèm trong các món ăn để làm tăng thêm mùi vị. Giúp món ăn ngon miệng, đậm vị hơn. Thêm nữa, rau răm còn có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực và tránh hàn.
Bà bầu kiêng ăn rau gì kế tiếp đó là rau răm. Bởi trong loại rau dân dã thường được ăn kèm với trứng vịt lộn này có các hoạt chất gây mất máu. Điều đó làm tăng nguy cơ co bóp tử cung ở sản phụ dễ dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, không phải nghiêm cấm sử dụng hoàn toàn mà bà bầu chỉ cần ăn với lượng ít thì không có vấn đề gì.
Ngải cứu dễ làm mẹ sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu. Lý do là loại rau này có công dụng giúp lưu thông máu. Vì vậy trong tam cá nguyệt đầu tiên nếu sản phụ ăn rau ngải cứu có nguy cơ xuất huyết, co thắt tử cung. Hậu quả nghiêm trọng hơn có thể sẩy thai hoặc sinh non.
Sau 3 tháng đầu, nếu muốn sử dụng ngải cứu ngoài việc xin tư vấn của bác sĩ sản khoa. Thì mẹ cần chú ý liều lượng: 3 đến 5 ngọn/1 ngày, ăn tối đa 3 lần/1 tuần. Để dễ ăn, mẹ bầu có thể đánh ngải cứu cắt nhỏ với trứng gà rồi chiên lên. Hoặc nấu canh trứng hay có thể sắc 16g ngải cứu, 16g tía tô trong khoảng 600ml nước. Rồi uống 3 đến 4 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng an thai.
Bà bầu kiêng ăn rau gì? – Lá bạc hà
Hương thơm mát, cay nhè nhẹ của lá bạc hà khiến cho nhiều người thích mê khi ăn kèm với các loại thịt, trứng hoặc món nộm gỏi. Thế nhưng, loại rau này lại là một trong những đáp án cho câu hỏi bà bầu kiêng ăn rau gì? Các chị em trong suốt 9 tháng mang bầu cần tuyệt đối không động đến lá bạc hà. Một số chất trong bạc hà có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đối với mẹ bầu có thể trạng yếu, có tiền sử sinh non. Mẹ bầu sẽ bị tiền sản giật, thai lưu, sảy thai nhiều lần như xuất huyết vùng kín, co bóp tử cung.
Kết luận
Với những chia sẻ về các loại rau trên thì mẹ bầu hãy lưu ý và ghi nhớ. Tránh ăn chúng trong quá trình mang thai. Như vậy sẽ bảo vệ an toàn hơn cho thai nhi cũng như sức khỏe của chính mình nhé!