HomeDinh Dưỡng Thai Kỳ Bà bầu kiêng ăn gì để tốt cho...

[Lưu Ý] Bà bầu kiêng ăn gì để tốt cho thai nhi?

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, điều đầu tiên cần chú ý tới chính là bà bầu kiêng ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh? Bởi những thực phẩm mẹ ăn trong thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy đâu là những thực phẩm cần tránh?
Bà bầu kiêng ăn gì – không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đối với mẹ bầu?

Thời gian trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu, qua cuống rốn tới nhau thai và nuôi dưỡng thai nhi. Nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm. Có đủ sức khỏe để sinh đẻ và mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh. Ngoài ra còn có đủ sữa cho con bú và chăm sóc con. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian mang thai sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể vô tư “ăn cả thế giới”! Đặc biệt là có một số loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khao việc bà bầu không nên ăn gì, kiêng ăn gì. Hay những thực phẩm cần tránh đều nên được các mẹ quan tâm.
Chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu kiêng ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Dinh dưỡng khi mang thai nên được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ. Cụ thể:
  • Giai đoạn 3 tháng đầu mang bầu: Là giai đoạn quan trọng hình thành tủy sống, não, phổi, gan, tim,…của thai nhi. Người mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn bào thai yếu ớt nhất. Bà bầu không nên ăn các thực phẩm có thể gây ảy thai, động thai như: rau ngót, rau răm, củ dền,…
  • Dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ: Là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về khung xương và hình dạng cơ thể. Nên cần tăng cường đáp ứng năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Lúc này, nguy cơ tiểu đường thai kỳ khá cao nên mẹ cần hạn chế đồ ngọt.
  • Trong 3 tháng cuối cùng: Là giai đoạn thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất nên người mẹ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng để bé sẵn sàng chào đời khỏe mạnh. Ngoài ra, cũng cần chú ý những thực phẩm gây sinh non ở mẹ bầu.

1. Bà bầu kiêng ăn gì 3 tháng đầu mang thai?

Có một vài loại cá và hải sản mà mẹ bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu. Vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao nguy hiểm với thai nhi. Theo đó, lượng thủy ngân này đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển thị lực cùng thính lực của trẻ. Các loại cá cần kiêng ăn:
  • Cá ngừ
  • Cá kiếm
  • Cá kình
  • Tránh ăn cá sống và các món thường chế biến từ các loại cá sống như sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp.
Giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu cần kiêng ăn rau ngót. Vì trong rau ngót có chứa chất gây co bóp tử cung mạnh. Khiến mẹ đau bụng dưới dữ dội, tử cung co bóp gây tuột thai, sảy thai. Đu đủ xanh là một trong những trái cây mẹ không nên ăn. Do trong đu đủ xanh có chứa hoạt chất gây co thắt cổ tử cung (nơi phôi đang làm tổ). Dẫn đến nguy cơ động thai và say thai ở bà bầu. Măng tươi là loại thực phẩm chứa độc tính cực kỳ cao đối với phụ nữ mang thai. Khi mẹ bầu ăn măng có thể làm thai nhi bị nghẹt thở hay chết lưu trong bụng mẹ. Bà bầu kiêng ăn gì thì măng tươi là một thực phẩm cần kiêng tuyệt đối. Ngoài ra bà bầu cũng cần kiêng ăn củ dền. Loại củ này có thể làm cho hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy. Gây thiếu máu và oxy cho cả mẹ và em bé. Bên cạnh kiêng ăn các thực phẩm trên, bà bầu cần tránh uống trà thảo mộc. Bởi thức uống này có thể làm tăng khả năng động thai, thải thai ở thai phụ.

2. Vào 3 tháng giữa thai kỳ – bà bầu kiêng ăn gì?

Thực đơn 3 tháng giữa nên tăng thêm 250 kcal/ngày. Đồng thời cần bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, canxi,… Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần tránh ăn một số loại thực phẩm sau:
  • Gia vị cay nóng: Những gia vị có tính cay nóng như ớt tiêu, hoa hồi, quế,… Không chỉ làm mất nước mà còn khiến mẹ rất dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, táo bón. Nếu phải bị táo bón, việc rặn nhiều khi đi vệ sinh sẽ làm bụng bị nén xuống, thai trong tử cung cũng bị ép theo. Tạo nên những hệ lụy xấu như động thai hay sinh sớm.
  • Đồ uống chứa caffein và đồ ngọt: Đồ uống có chứa caffein có thể làm mẹ bầu bị tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn,… Caffein có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Đối với đồ ngọt, chứa lượng đường lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.
  • Bột ngọt: Bột ngọt là loại gia vị phổ biến, nhưng đối với mẹ bầu thì cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối, nếu mẹ ăn nhiều bột ngọt là nạp vào cơ thể nhiều muối. Làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.
  • Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích.. Nếu người xung quanh hút thuốc nên tránh xa để tránh hít phải khói thuốc độc hại. Nguyên nhân vì các này làm tim đập nhanh, gây buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
3 tháng giữa thai kỳ kiêng ăn gì?

3. Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu đuối nhất. Vì lúc này bụng bầu ngày càng nặng nề cũng như tâm lý mẹ lo lắng khi gần đến ngày sinh.Vì vậy chế độ ăn cho bà bầu lúc này cần tăng cường chất dinh dưỡng. Đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ của bé yêu. Đồng thời, trong giai đoạn chuẩn bị về đích này, các chị em cũng cần tích lũy năng lượng, chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới. Ngoài việc ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, bà bầu 3 tháng cuối cũng cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:
  • Các món ăn mặn, có nhiều dầu mỡ: Đồ mặn có thể khiến huyết áp của bà bầu tăng cao, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc thai kỳ. Ngoài ra, các món ăn mặn, nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu, có thể làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và tim mạch của bà bầu.
  • Các món ăn tái, sống có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe. Bà bầu 3 tháng cuối ăn các món ăn chưa nấu chín có thể bị trúngđộc. Gây rối loạn tiêu hóa, kích thích co bóp tử cung dẫn đến sinh non,…
  • Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều muối đến mức thấp nhất. Việc ăn mặn trong thời gian dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật. Xuất hiện tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất.
  • Tránh các thức ăn cay, thức ăn nhanh, để ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ nóng.

Lời khuyên cho mẹ bầu để có thai kỳ khỏe mạnh

Để thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh, dinh dưỡng từ mẹ là vô cùng quan trọng. Trong suốt hành trình mang thai, mẹ cần bổ sung những chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm sau để con khỏe mẹ đẹp:
  • Acid Folic: mẹ bầu cần bổ sung acid folic giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Thực đơn hàng ngày nên có những thực phẩm chứa nhiều acid folic như bông cải xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, quả bơ…
  • Canxi: không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của mẹ bầu và thai nhi hoạt động bình thường. Các thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…
  • Vitamin D: mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm như nước trái cây, các loại trái cây họ cam chanh… để tăng cường vitamin D cho bản thân và hỗ trợ cho sự phát triển xương của trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ thiếu vitamin D sẽ gây nên tình trạng tiền sản giật.
  • Protein: thịt heo, thịt gia cầm, cá và trứng là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đóng một vai trò quan trọng giúp cung cấp máu cho thai nhi.
Trên đây là danh sách thực phẩm bà bầu kiêng ăn gì và một số lưu ý trong quá trình thai kỳ. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, các mẹ bầu có thể chủ động bảo vệ sức khỏe thai kỳ, để mẹ đẹp con khỏe, vượt cạn thành công!

- Advertisement -

Worldwide News, Local News in London, Tips & Tricks

- Advertisement -